Trang Chủ > Truyền Giáo > Chuyên Đề

TINH THẦN TRUYỀN GIÁO: NỀN TẢNG CỦA LÒNG TIN VÀ CHỨNG TÁ CỦA TÌNH YÊU

17_825_Cross.jpg Có nhiều người xem công tác truyền giáo như việc chiêu dụ người khác  vào đạo. Quan niệm truyền giáo như thế là làm méo mó tinh thần truyền  giáo của Giáo Hội. Còn trong thời đại tục hóa hôm nay, thì người Ki-tô  hữu thường hay mang mặc cảm, xấu hổ không dám nói đến tinh thần truyền  giáo.

1.      Công tác truyền giáo trước tiên là một đòi hỏi của lòng tin và là một biến cố của cuộc sống nội tâm. Khi cảm nghiệm được tình thương vô bờ của Chúa, xác tín rằng Chúa là ngọn nguồn của cuộc đời mình, là Đấng ban ơn cứu độ, là Đấng trao ban ý nghĩa cho cuộc sống của con người và giải thoát khỏi sức mạnh vô hình của tội lỗi… thì người tín hữu cảm thấy nhu cầu cần phải chia sẻ với người khác nguồn hạnh phúc đã tìm được. Cũng giống như một đoàn lữ hành trong sa mạc, khi một vài người đã tìm thấy suối nước, thì có bổn phận phải báo tin cho cả đoàn biết, nếu giấu đi thì lương tâm sẽ không yên và bị phiền trách là ích kỷ.

Người tín hữu Công giáo chân chính là người biết xác tín về lòng tin của mình, không ước mong gì hơn là được chia sẻ nguồn vui tràn trề trong tâm hồn mình với người khác. Còn việc họ có chấp nhận hạy không, thuộc quyền tự do của mỗi người. Đây là một đặc điểm khác trong tinh thần truyền giáo của Giáo Hội. Đó là luôn luôn khiêm tốn và kính trọng quyền tự do lương tâm của mọi người, không cưỡng ép cũng không dụ dỗ. Cũng chính vì thế quyết định xin gia nhập đạo Công giáo như một biến cố nội tâm, là kết quả cuộc gặp gỡ giữa tâm lòng con người và ơn thánh Chúa, Cha Đắc Lộ diễn tả rất đúng tinh thần này của Giáo Hội khi trả lời cho quan Nghè Bộ: “Tôi đến xứ Nam và ở lại đây chẳng vì mục đích nào khác ngoài ý muốn giữ trọn giới răn Thiên Chúa, là Đấng mà nhà Vương cũng như tôi và các vua chúa thế gian đều phải thờ phượng kính mến. Cho đến nay, tôi vẫn rao giảng đức tin, song không hề cưỡng bách ai theo. Nhưng nếu ai nhận biết sự thật mà theo, lẽ nào tôi độc ác đến nỗi ngăn cản họ, vì làm như vậy là phạm một tội ghê gớm nhất”[1].

2.      Tình yêu chính là nét đặc trưng của tinh thần truyền giáo. Đọc hạnh các Thánh Tử Đạo, ai cũng phải ngạc nhiên về bầu khí đầy ắp yêu thương trong cuộc sống của các Ngài. Những câu các thánh Tử Đạo trả lời tại công trường nói lên lòng can đảm, chí cương quyết trung thành với Chúa, đồng thời cũng diễn tả một tình yêu rất sâu đậm của các Ngài. Các thánh không hề có một lời nói hay thái độ nào tỏ vẻ than trách hay hận thù trước những đe dọa, khinh miệt, đối xử bất công hay trước những nhục hình phải chịu. Trái lại, các Ngài nói năng dịu dàng lễ độ, nét mặt vui tươi, bình thản, biểu lộ một tâm hồn thanh thản thư thái đầy tràn yêu thương ngay cả đối với những người làm khổ các Ngài.

Tuy nhiên, không phải chỉ có các thánh Tử Đạo, mà các tín hữu Việt Nam ngày xưa cũng sống tình yêu thương sinh động ấy. Đọc lịch sử Giáo Hội Việt Nam người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng trong suốt mấy thế kỷ cấm đạo, cho dù nhà cửa bị đốt phá, gia đình làng xóm bị chia lìa, cha mẹ, an hem, bạn bè bị chết thảm, không hề có chuyện người tín hữu Công giáo nổi loạn, thù hằn hay chém giết. Ngay cả chính khi thấy có người bị đem đi giết, đám đông tín hữu tháp tùng các vị ra pháp trường. “Họ theo sau để đọc kinh cầu nguyện, để lên tinh thần cho các an hem đang chịu khó, nhảy vô xin xác đem về an tang và tôn kính chứ không hò nhau đuổi bắt hay sát hại những tên đao phủ”[2].

Các thánh Tử Đạo và tín hữu Việt Nam đã sống đúng theo truyền thống muôn đời của Giáo Hội Công giáo: tình yêu là hồn và là động lực của toàn cuộc đời và của nỗ lực truyền giáo . Giáo Hội dấn than loan báo Tin Mừng vì tình yêu thúc đẩy, vì muốn cho tất cả thế giới hưởng được nguồn hạnh phúc mình đã tìm được.  Truyền giáo của Giáo Hội như là những lớp sóng tình yêu nối tiếp tiến lên vì chính Giáo Hội được phát sinh từ suối nguồn tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu đó nuôi dưỡng Giáo Hội và chảy tràn trề vào lòng thế giới.

Trích “Tài liệu học hỏi” lễ phong thánh các chân phước Tử Đạo VN.



[1] Phạm Đình Khiêm, người chứng thứ nhất, Tinh Việt Sài gòn, 1959, tr. 128.

[2] Trần Ngọc Thụ, Giáo Hội Việt Nam, Tập I : Vụ ánh Phong Thánh, Hoa kỳ 1987, tr. 37.


Các bài viết mới hơn
     Các Giám đốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo châu Âu nhóm họp - Ngọc Yến - Vatican News
     HỌC HỎI SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021 - Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Hương, OP
     Người giáo dân tham gia trong sứ vụ loan báo Tin mừng - Michel Trương
     Thừa tác viên truyền giáo: Con người và hoạt động - Michel Trương
     Bình vẫn chưa hề cũ - Lm. Giuse Trương Đình Hiền
     Hội Nhi đồng Giáo hoàng Truyền giáo nỗ lực trong các hoạt động mới
     CAO CẢ & TẦM THƯỜNG Bài học truyền giáo từ Maximum Illud_Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2019
     Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
     NGƯỜI GIÁO DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ SAI ĐI- Anphong Nguyễn Hữu Long Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa

Các bài viết cũ hơn
     NHỮNG SỨC MẠNH CHỐNG ĐỐI: DẤU HIỆU CỦA SỰ KHẮC KHOẢI TRONG LÒNG NGƯỜI . Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
     BIẾN CUỘC ĐỜI THÀNH MỐI PHÚC THẬT. Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
     PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN GIÁO CỦA CHÂN PHƯỚC TERESA CALCUTTA
     TIẾNG NGÂN CỦA THÁP CHUÔNG NAGASAKI
     CHÂN ĐI GIÀY MÀ LÒNG HĂNG SAY LOAN BÁO TIN MỪNG BÌNH AN. MM.Tân, SJ.
     LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU TRONG TÌNH HIỆP THÔNG CỘNG ĐOÀN. Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo
     TRÊN CÁNH ĐỒNG SỨ VỤ. MM. Tân, SJ
     THÁNH LỄ GIỮA NHỮNG TIẾNG ỒN ÀO. MM. Tân, SJ
     HOA TRÁI CỦA SỰ CẦU NGUYỆN. G. Tuấn Anh
     Tin Mừng cho người lao động trên công trường. MMsj