Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 26-34 > Tuần 29

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXIX

THƯỜNG NIÊN NĂM B

LỜI CHÚA: Lc 12, 13-21

daisy-8102008.jpgCó người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài của tôi.” Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Người nói với họ: “ Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.”

Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi,  mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” Rồi ông ta tự bảo: Mình sẽ làm thế này : phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã! Nhưng Thiên Chúa bảo ông  ta: “Đô, ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng người, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.

SUY NIỆM:

Của cải vật chất làm cho cuộc sống thêm dồi dào, phong phú, đặc biệt trong xã hội hiện nay. “Có tiền mua tiên cũng được” người ta thường nói thế. Con người được đánh giá qua dáng vẻ bên ngoài: quần áo, giày dép, nón mũ, ngay cả cái kẹp tóc...cũng xài hàng hiệu. Có nhiều người không có, phải đi vay mượn, thậm chí đi trấn lột kẻ khác, để có xe chạy, tiền xài...

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải có thái độ đúng đắn khi sử dụng của cải. Thánh Luca, ngay câu đầu của bài Tin Mừng, Ngài đã đưa ra một tình huống xử kiện về gia tài : “ Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi ? (c.13) thỉnh cầu  của người này khiến chúng ta thấy có điều bất hoà giữa hai anh em, mà nguyên nhân gây bất hoà là của cải. Hồi đó, dân Do Thái thường nhờ các Thầy Rabbi, có địa vị, có uy tín... để phân xử. Trong Cựu Ước, ông Môsê cũng đã từng xử kiện cho dân chúng, vì ông đã được đặt làm người lãnh đạo và xét xử ( Xh 2,14). Trường hợp trên: Người anh thì ham của, muốn “ăn” trọn. Người em chắc yếu thế hoặc sống phung phá gì đó, nên cha mẹ không để phần gia tài.

Chúng ta xem Chúa Giêsu trả lời thế nào: “Ai đặt tôi làm người xử kiện hay chia gia tài ?” Một câu hỏi cũng là câu khẳng định về chân tính của Đức Kitô. Ngài không đảm nhận một công việc trần thế. Ngài đến để rao giảng Tin Mừng Nước Trời và đưa họ vào vương quốc của Ngài. Và Ngài nói tiếp để căn dặn họ : “ Hãy coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải được dư giả, thì mạng sống nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.” (c.15). Chúa Giêsu biết khi tham lam người ta đánh mất lương tri. Giàu thì muốn giàu thêm. Có tiền lại muốn nhiều tiền hơn : lòng tham vô đáy là thế. Khi tham lam, người ta dễ loại trừ nhau. Đồng tiền làm mờ đôi mắt, làm tối lương tâm. Cho dù  đời này ăn mặc sung sướng, vàng bạc đầy nhà, của cải ê hề, thì cũng không chắc sẽ giữ được mạng sống sau khi chết, nếu người đó không biết sử dụng đúng cách. Vì nhiều người đầy của cải, vẫn chết. Có người tự tử trên đống tiền. Nhiều gia đình không hạnh phúc, nhà cửa tan nát, cha mẹ li dị chỉ vì có quá nhiều của cải rồi sinh tật ăn uống, chơi bời.

Kế tiếp, Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn để minh chứng điều Ngài vừa giảng dạy. Ngài đưa ra một hình ảnh ông phú hộ giàu có, ruộng vườn thẳng cánh cò bay, đàn vật sung túc, của cải ê hề. Ông ta còn khôn ngoan theo kiểu “ con cái loài người” là cho xây những cái kho lẫm to lớn, lớn hơn và xây nhiều hơn để tích trữ. Lúc đó, ông không lo hạn hán hay mất mùa. Ông nghĩ Ta cứ việc ăn chơi thoả thích trong nhiều năm mà của cải vẫn bảo đảm cho đời sống. Ông còn tự bảo: hồn ông đừng lo lắng, cứ nghĩ ngơi ăn uống...Ông khôn ngoan khi chỉ nghĩ đến thân xác, đến của cải nuôi dưỡng cái thân xác đê hèn này. Ông không nghĩ đến bệnh tật, tuổi già, thậm chí cái chết đang đứng ngoài cửa rình rập ông. Cái khôn ngoan của ông mà Thánh Phao lô gọi là sự điên dại của Thiên Chúa...(x.1Cr 2,25).

Thật thế, Thiên Chúa bảo ông : “Đêm nay ta đòi mạng ngươi... thì của cải ngươi sắm sẽ về tay ai ? ( c.20). Thật là đồ ngốc khi ngươi chỉ lo sắm những của cải, mà sau khi chết ngươi không thể mang đi được. Đến nỗi, ngươi muốn mang cái gì ngươi thích mà ngươi cũng không tự mang được. Quần áo, giày dép... ngay cái đơn giản nhất cũng là do người khác khoác mặc cho ngươi. Vậy đó chỉ là những phù phiếm, giả tạo. Chúng sẽ bỏ ngươi sau khi ngươi chết.

Với câu kết luận : kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó ( c.21), Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy hậu quả của những người ham mê của cải. Số phận tay trắng vẫn “hoàn tay trắng. của cũng mất mà linh hồn lại chẳng được cứu, vì khi còn sống, người đó đã bám víu vào của cải. Nay của cải bỏ người ấy ra đi một mình, chúng không đảm bảo cho người đó có cuộc sống đời đời. Ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh đối lập giữa của cải và Thiên Chúa như Ngài đã nói : Không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền của ( Mt 6,24). Ngài nhấn mạnh : cần làm giàu trước mặt Thiên Chúa, nghĩa là tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa, là dùng tiền của mua bạn hữu, dùng của cải đổi lấy Nước Trời, là làm chủ của cải chứ không lệ thuộc hoặc làm nô lệ cho nó.

Ngày nay, trong xã hội, biết bao gia đình phải tan nát vì của cải. Người nghèo sinh trộm cắp, giết hại lẫn nhau bán cả nhân phẩm, bán cả lương tâm. Người giàu thì bóc lột sức lao động, mua gian bán lận hoặc dùng đồng tiền biến người khác thành vật sở hữu của mình. Lạy Chúa, ranh giới vực thẳm giữa giàu nghèo vẫn còn đó. Bên cạnh những thành phố xa hoa, chơi bời vẫn còn có những tấm lưng còng cúi rạp trên bãi rác, đầu đường xó chợ để tìm kiếm miếng ăn. Xin cho chúng con biết san bằng những hố sâu ngăn cách ấy qua những bưổi tương trợ, bác ái giúp nhau “ Lá lành đùm lá rách”, để thế giới thêm vui tươi, hạnh phúc, mọi người đều có cơm ăn áo mặc, như thế chúng con mới là anh em con cùng một Cha trên trời. A men.

                                                                                                        Nữ Tỳ Thánh Thể.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIX Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIX Thường niên - Lm. Tam Thái
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXIX Thường niên - Nt. Anna Têrêsa Thiên Hoàng, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXIX Thường Niên - Nt . Thiên Thảo SJP
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXIX Thường Niên Năm A - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIX Thường Niên- Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P Dòng Đa Minh Thánh Tâm
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIX Thường Niên- Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên- Lm. Nguyễn Cao Siêu, S.J.
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIX Thường Niên- Lm. Tam Thái

Các bài viết cũ hơn
     HÃY NÊN CHỨNG NHÂN CỦA THẦY. Lm Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B: MUỐN LÀM ĐẦU PHẢI HẦU THIÊN HẠ. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B: VÂNG LỜI THẦY DẠY BẢO. Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B: TRUYỀN GIÁO BẰNG VIỆC HIẾN THÂN PHỤC VỤ. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B. Lm. Phao lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM A- LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI. Lm. GioamB Lại Anh Tuấn
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM A.Vicent. Dương Văn Đức
     SUY NIỆM THỨ BA TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM A- LỄ THÁNH LUCA. Lm. Giuse Phạm Đình Hiền.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Gioan B Phan kế Sự
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM A- TRẢ CHO XÊDA VÀ TRẢ CHO THIÊN CHÚA. Lm Trần Bình Trọng